Dân Lâm Đồng - Vẻ đẹp người lao động, hiếu khách

Dân Lâm Đồng - Vẻ đẹp người lao động, hiếu khách
09/12/2023 11:02 PM 265 Lượt xem

    Lâm Đồng là một tỉnh thuộc Tây Nguyên, Việt Nam. Được biết đến với rất nhiều danh lam thắng cảnh. Từ thơ mộng đến hùng vĩ, từ trên núi xuống thung lũng. Lâm Đồng, vùng đất nuôi dưỡng biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Và cũng là nơi luôn đem lại sự yên bình xanh biếc. 

    Với diện tích 9.783,2 km² và dân số 1.415.500 người, cách TP.HCM 300 km. Tỉnh Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Tp. Bảo Lộc và Tp. Đà Lạt) và 10 huyện.

    1. Sự hiền hòa, thân thiện trong con người Lâm Đồng góp phần thu hút khách du lịch

    Sống trong một khung cảnh thiên nhiên quanh năm tĩnh lặng, khí hậu mát lạnh, những biến động lớn về cuộc chiến hầu như chỉ là tiếng vọng, không ảnh hưởng trực tiếp và làm xáo động đời sống vốn rất êm đềm của một vùng cao nguyên hẻo lánh, người Lâm Đồng hiền lành, thật thà, sớm thích nghi để hòa nhập vào môi trường sống. Tại Thành Phố Du Lịch Đà Lạt, với những ngôi nhà với vườn rau xanh ngát đến những con đường quanh co ẩn khuất sau đồi núi, những ngôi biệt thự xinh xắn nằm dấu mình dưới những rặng thông, vẻ đẹp tự nhiên của hồ Xuân Hương nằm ngay giữa trung tâm thành phố... tất cả đều thể hiện nét hài hòa giữa con người chân chất với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.

    Về người dân Lâm Đồng

    2. Về Người Dân Đà Lạt

    Nguồn gốc của con người Đà Lạt

    Cộng đồng dân cư Đà Lạt có 3 dân tộc là Lạch, Chil, Srê chiếm đa số và định cư từ rất lâu trước đây. Trong đó, Srê là một dân tộc thiểu số đã đến vùng đất này không biết từ khi nào. Chắc khoảng cách đây 4 -5 thế kỷ, vào thời kỳ hưng thịnh của Vương quốc Chăm pa, người Chăm đã tiến hành một cuộc chiếm đất và cai trị. Một bộ phận người Srê vì không chịu nổi ách thống trị nên đã di cư đến Phitôkhang (Di Linh). Đây cũng là nguồn cư dân đầu tiên có nguồn gốc lâu đời ở Tà Nung.

    Sau đó, toàn quyền Paul Doumer đã chọn cao nguyên Lang Biang làm nơi nghỉ dưỡng. Người Kinh định cư đầu tiên ở Đà Lạt là những tù nhân, người đi buôn, người giúp việc trong các phái đoàn nghiên cứu,…

    Năm 1909, di chuyển trạm khí tượng và trạm nông nghiệp từ Dankia về Dalat. Trong thời gian này, ngoài cư dân bản địa thì chỉ có vài khách viễn du người Âu đi công tác, trắc địa viên, thợ săn và một vài khách du lịch hiếm hoi.

    Thành phân dân cư ở Đà Lạt có một phần lớn người gốc Bắc đến định cư với nhiều mục đích khác nhau. Họ đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của Đà Lạt trong quá khứ, hiện tại và tương lai. 

    Tìm hiểu về nguồn gốc con người Đà Lạt gốc Bắc. Nhóm người đầu tiên là những người đi làm công cho trại chăn nuôi bò Dankia. Sau một thời gian làm việc ở các đồn điền, công sở khai thác mãn hạn, họ đã tìm đất đã khai hoang tại Đà Lạt để lập nghiệp và sinh sống tại đây. Về sau, dân cư Đà Lạt có thêm cư dân Thừa Thiên – Huế, cư dân gốc Nam, Ngãi, Bình, Phú.

    Nét đặc trưng của con người và cuộc sống ở Đà Lạt

    Con người và cuộc sống ở Đà Lạt có một nét đặc trưng gì đó mà khi tiếp xúc, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra con người ở mảnh đất này. Chắc bởi sự thân thuộc, trìu mến, nhã nhặn và giản dị, mộc mạc của họ đấy thôi!

    Con người Đà Lạt hiền hòa, mến khách

    Thành phố Đà Lạt được so sánh như một “tiểu hợp chủng quốc” của Việt Nam. Nơi tại đây có rất nhiều người từ khắp mọi miền Tổ quốc đến sinh sống và lập nghiệp tại đây. Thế nhưng một điều lạ lẫm đó là thành phố này không một chút xô bồ, ồn ào mà cực kỳ yên bình, nhẹ nhàng trôi qua. 

    Sẽ rất khó khi đến đây mà bạn nghe thấy tiếng còi xe rít lên từng hồi. Những tiếng cãi cọ hay những âm thanh vội vã của cuộc sống đô thị cũng dẫn đi vào dĩ vãng khi đặt chân tới “thành phố mù sương” này. 

    Chính cái cuộc sống bình yên, nhịp sống chậm rãi, nhàn nhã của nơi đây mà con người Đà Lạt làm gì cũng nhẹ nhàng, nói năng từ tốn và không dành giật, cạnh tranh nhau. 

    Một phân chắc cũng do cái thời tiết quanh năm suốt tháng mát mẻ, dễ chịu khiến tình cách con người nơi đây trở nên nền nã hơn. Người Đà Lạt dễ thương ở chỗ họ rất dễ tính, thoáng và không để bụng cái gì, “cứ cười với nhau một cái là huề thôi mà”.

    Người Đà Lạt hiền hòa, hiếu khách
    Người Đà Lạt hiền hòa, hiếu khách

    Chẳng những thế, người Đạt Lạt cũng rất dễ gần, thân thiện và hiếu khách nữa. Chỉ cần mới lần đầu tiếp xúc thôi, bạn cũng đã cảm nhận ngay sự trìu mến, thân thiện của con người nơi đây. Bất kể bạn là người miền trong hay miền ngoài, đàn ông hay đàn bà thì khi đến đây bạn cũng sẽ được chào đón bằng những nụ cười thân thương, thận thiện và được chỉ bảo một cách tận tình.

    Người Đà Lạt ăn mặc lịch sự, “kín cổng cao tường”

    Hầu hết người dân Đà Lạt dù ở nhà hay ra đường thì họ cũng ăn mặc rất lịch sự, kín đáo. Cho dù là buổi sáng hay buổi tối, trời nắng hay trời mưa thì họ vẫn khoác cái áo kín kẽ. Chắc có lẽ là do cái khí trời Đà Lạt chỉ thở nhẹ cũng thấy lạnh tê tái lắm rồi. Mặc mãi như vậy rồi cũng thành quen.

    Còn khi đến Đà Lạt, bạn mà thấy những người mặc đồ kiểu “trên đông dưới hè”, quần áo hở hang. Chắc chắn đây không phải là người Đà Lạt chính gốc rồi.

    Con người Đà Lạt có thói quen đi ngủ sớm

    Mặc dù là một thành phố du lịch nhưng cứ hễ 8h-9h tối thì hầu hết cửa hàng, nhà dân Đà Lạt lại đóng chốt cài then, lên giường đắp chăn đi ngủ. Trong khoảng thời gian này bạn bước ra đường chỉ thấy đường xá thưa thớt dần, yên tĩnh, vắng lặng hơn.

    Ngoài những người buôn bán ở vỉa hè ra, người dân Đà Lạt rất ngại ra đường trong cái lạnh về đêm. Khi tìm hiểu về đặc trưng khí hậu Đà Lạt chắc hẳn bạn cũng biết. Đà Lạt được ví như có 4 mùa trong ngày. Sáng mang tiết trời mùa xuân, trưa nắng như mùa hè, chiều mát mẻ như mùa thu và tối đến thì lạnh buốt như mùa đông. Mà lạnh thì chỉ muốn chui vào chăn ngủ thôi đúng không nào?

    Người Đà Lạt không thích đi siêu thị 

    Với tính cách hiền lành, lối sống chậm rãi, giản dị khiến người Đà Lạt có thói quen không thích đi siêu thị. Không giống những nơi xô bồ tấp nập như thành phố khác, thành phố Đà Lạt vẫn giữ được nếp chợ xưa cũ và người dân nơi đây luôn có thói quen đi chợ hơn là ghé qua siêu thị.

    Trước khi siêu thị ngay chỗ Quảng trường Lâm Viên được mở thì không có một nơi nào tồn tại được lâu. Bởi lẽ, người dân nơi đây luôn muốn tự tay lựa chọn những thực phẩm tươi ngon cho mỗi ngày hơn là dự trữ đồ ăn cho cả tuần.

    Một trong những nguyên nhân khiến người Đà Lạt không thích đi siêu thị đó là cuộc sống của họ vốn bình yên, thong thả và không quá bận rộn. Họ luôn có thời gian đi chợ và lựa chọn những món đồ tươi ngon. Thậm chí, có nhiều gia đình còn từ trồng rau củ trong vườn nhà. Do vậy mà họ ít đi siêu thị mà ưu tiên cho chợ truyền thống hơn. 

    Con người Đà Lạt có giọng nói “dễ cảm nắng”

    Mảnh đất hiền hòa sinh ra con người Đà Lạt trìu mến. Từ người già đến trẻ nhỏ, từ con gái đến con trai, ai nấy đều sở hữu chất giọng ấm áp, nhẹ nhàng, ngọt ngào đúng với cuộc sống yên bình và chậm rãi nơi đây.

    Đặc trưng trong giao tiếp của người Đà Lạt là luôn đệm từ “dạ” vào trước mỗi câu nói. Bên cạnh đó, họ còn hay đệm từ “tè” vào sau những tính từ. Đặc trưng này khiến người nghe cảm thấy rất “vui tai” và diễn tả được sự phấn khích như “lạnh tè”, “vui tè”, “hay tè”,…

    Khi giao tiếp, người Đà Lạt còn hay thêm từ “hơ” ở cuối câu như “ừ hơ”, “đúng hơ”, “dễ hơ”,…Nghe thôi cũng cảm thấy rất thân thiện và dễ thương rồi phải không nào? 

    Thế nhưng cái sự dễ thương đó cũng chưa hết đâu. Khi kể chuyện, người dân nơi đây còn hay dùng cụm “xong cái… xong rồi cái…”. Điều này khiến bạn nghe câu chuyện mà không biết hội kết nằm ở khúc nào. 

    Người Đà Lạt không mê du lịch

    Mặc dù người Đà Lạt khá nhàn rỗi, không quá bận rộn. Thế nhưng họ lại rất ít đi du lịch ngoài phố. Nếu bạn đến khám phá du lịch Đà Lạt và muốn hỏi địa điểm mấy khu du lịch, homestay hay quán cafe nổi tiếng. Bạn không nên hỏi người dân xung quanh đó mà hãy hỏi các chú taxi hay chú xe ôm.

    Lý do tại sao ư? Vì đơn giản các chú xe ôm, taxi đi nhiều họ rõ. Còn phần lớn còn người Đà Lạt dù là chính gốc nhưng họ cũng sẽ lắc đầu thôi. Vì họ không thích đi du lịch, họ chỉ thích cuộc sống bình dị xung quanh sân vườn, chăm chút cây lá mà thôi.

    Sự thật về người đà Lạt

    Người Đà Lạt yêu thiên nhiên

    Là một người Đà Lạt chính gốc, họ rất thích trồng cây, chăm hoa. Đây cũng là lý do khiến nhà ở Đà Lạt hầu hết đều có một khoảng sân để trồng hoa, cây cảnh. Đối với những khu nhà nhỏ, họ sẽ tận dụng lan can và hàng rào. Còn những giá đình có đất rộng hẳn thì họ dành hẳn một khoảng rộng để trồng.

    Đối với người dân Đà Lạt, điều kiện thời tiết thuận lợi như vậy mà không tận hưởng thú vui tao nhã này thì quả thật là rất phí.

    Cũng chính sử yêu thích sân vườn mà người dân nơi đây luôn nâng niu những bông hoa. Nếu đi đường lỡ có thấy ai hái hoa thì đó chắc hẳn không phải người Đà Lạt.

    3. Lâm Đồng đa dạng hóa các sản phẩm văn hóa đối ngoại

    Để tạo nên dấu ấn đẹp đẽ đó, Lâm Đồng đã đẩy mạnh các hoạt động văn hóa đối ngoại với nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhằm quảng bá nét đẹp văn hóa, con người, du lịch, ẩm thực, nghệ thuật biểu diễn. Tỉnh đã tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa du lịch để giới thiệu các giá trị văn hóa của Lâm Đồng - vùng đất Nam Tây Nguyên như: Festival Hoa Đà Lạt, Lễ hội Trà và tơ lụa Bảo Lộc, Ngày Văn hóa, Tuần Văn hóa Việt Nam, các lễ hội văn hóa - du lịch, các hoạt động xúc tiến, quảng bá văn hóa du lịch trong nước, khu vực và quốc tế, tổ chức triển lãm ảnh giới thiệu đất nước, con người Việt Nam, các vật phẩm văn hóa Việt Nam trong tỉnh. Bên cạnh đó, Lâm Đồng còn tích cực tham gia các sự kiện văn hóa nghệ thuật trong và ngoài nước do Việt Nam và quốc tế tổ chức; xây dựng và phát triển một số thương hiệu sản phẩm văn hóa Lâm Đồng; tổ chức gặp mặt kiều bào Lâm Đồng ở nước ngoài nhân dịp lễ, tết để thắt chặt tình cảm, hướng về quê hương. 

    Thực hiện có hiệu quả chương trình “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc bản địa, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch trên địa bàn Lâm Đồng giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2030”, ngành Văn hóa đã tổ chức phục dựng các lễ hội truyền thống của người K’Ho, người Mạ, Chu Ru, nhằm giới thiệu văn hoá truyền thống dân tộc thiểu số Nam Tây Nguyên. Xây dựng các chương trình nghệ thuật đặc sắc mang đậm nét văn hóa Lâm Đồng - Tây Nguyên như dân ca, dân vũ có chỉnh lý cải biên phù hợp văn hóa, tập quán sinh sống của các dân tộc tỉnh Lâm Đồng xen kẽ các tác phẩm mới có chọn lọc mang tính hiện đại trong nước và quốc tế phục vụ giao lưu, chiêu đãi sự kiện ngoại giao, khách đối ngoại của tỉnh. 

    Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch khi đến Lâm Đồng tham quan, nghỉ dưỡng, tỉnh đã đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông, đặc biệt là đường hàng không với các đường bay quốc tế đang phát huy hiệu quả như: Bangkok - Thái Lan; Jeju, Incheon, Muan, Cheongju, Daegu - Hàn Quốc; Kuala Lumpur - Malaysia; Lanzhou - Trung Quốc tạo điều kiện cho du khách quốc tế đến với Đà Lạt và người dân Lâm Đồng đi du lịch nước ngoài.

    Toàn tỉnh hiện có 3 sân golf; 36 khu, điểm tham quan du lịch, hơn 60 điểm tham quan miễn phí, 33 điểm du lịch canh nông, tạo nên sự phong phú, đa dạng các tour, tuyến phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của du khách. Hệ thống cơ sở lưu trú hiện có 2.651 cơ sở; trong đó, 453 khách sạn từ 1-5 sao, gồm 41 khách sạn cao cấp từ 3-5 sao, chất lượng các dịch vụ phục vụ của khách sạn ngày càng được nâng cao. Hệ thống lữ hành - vận chuyển cũng đang dần hoàn thiện với 45 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có 27 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế. Mới đây, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tiến hành in ấn phát hành rộng rãi Bộ Quy tắc Ứng xử văn minh du lịch đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, các đơn vị vận chuyển khách du lịch và cộng đồng dân cư. Từ đó nhằm xây dựng thói quen ứng xử văn minh, lịch sự; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của con người Đà Lạt - Lâm Đồng “Hiền hòa - Thanh lịch - Mến khách”, hướng đến mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch, đưa du lịch Đà Lạt Lâm Đồng trở thành điểm đến hấp dẫn.

    4. Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa 

    Nhất quán quan điểm của Tỉnh ủy Lâm Đồng qua các nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh "Tập trung bảo tồn và phát triển văn hóa, di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn; trong đó, chú trọng phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số; đồng thời, gắn phát triển văn hóa với phát triển du lịch", Sở VHTTDL luôn chủ động phối hợp với chính quyền các địa phương bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, gìn giữ di sản "Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên", phục dựng các lễ hội tiêu biểu của đồng bào các dân tộc thiểu số bị mai một; khôi phục một số làng nghề và nghề truyền thống bị thất truyền; lấy phát triển văn hóa làm nền tảng, sức mạnh nội sinh để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh...

    Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở VHTTDL Lâm Đồng cho biết: Toàn tỉnh hiện có 36 di tích được đưa vào danh mục đã được công nhận (20 di tích cấp quốc gia và 16 di tích cấp tỉnh). 20 di tích cấp quốc gia, gồm: 2 di tích quốc gia đặc biệt là Vườn Quốc gia Cát Tiên và Khảo cổ Cát Tiên; 2 di tích kiến trúc; 14 di tích danh lam thắng cảnh và 2 di tích lịch sử cách mạng. Sở VHTTDL đã quan tâm bảo tồn, gìn giữ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các công trình kiến trúc để các di tích không ngừng phát huy giá trị. Đa số di tích danh lam thắng cảnh được giao cho các doanh nghiệp khai thác phục vụ du lịch, tạo những "điểm đến" hấp dẫn du khách. Các di sản văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số đặc biệt được chú trọng, quan tâm bảo tồn. Đề án "Bảo tồn và phát triển không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên các dân tộc tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020"; Đề án "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc bản địa, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2030" được triển khai thực hiện có hiệu quả. 

    Hàng năm, Sở tổ chức Ngày hội Văn hóa, thể thao các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tổ chức nhiều lớp truyền dạy cồng chiêng tạo môi trường để thế hệ nghệ nhân đi trước trao truyền văn hóa cho lớp người kế cận. 

    Xác định văn hóa phải đi trước một bước cổ vũ, động viên Nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị, Sở VHTTDL đã nâng tầm phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" ở cả bề rộng lẫn chiều sâu bằng những tiêu chí cụ thể gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

    Zalo
    Hotline